Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc đã ăn sâu trong đời sống văn hóa của người dân. Cũng giống với người Việt, người Hàn cũng thờ cúng tổ tiên và thờ các anh hùng có công với đất nược. Các ngày lễ như Lễ trưởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례) là một trong những ngày lễ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc luôn được giữ gìn.
Tìm hiểu phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc
Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc, Tế lễ (제례) là một trong bốn nghi lễ (통과의례) mà mỗi người nhất định phải trải qua. Đó là Lễ trưởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례). Tế lễ (제례) là nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày qua đời và những ngày lễ quan trọng của người Hàn như Tết âm lịch, Tết trung thu, Tết hàn thực, Đông chí….. (박음주외, 2004 년, 배재대학교 출판부,”외국을 위한 한국문화의 이해”)
Đối với người Việt Nam tế lễ có nghĩa là cúng bái nói chung, bao gồm các nghi lễ cúng giỗ trong phạm vi gia đình, dòng tộc và tế lễ ở đình chùa. Vì vậy trong bào nghiên cứu khoa học này chúng tôi đề cập đến tế lễ của người Hàn (재례- 祭禮) với ý nghĩa là nghi lễ cúng giỗ trong gia đình, dòng tộc để tránh người đọc hiểu lầm sang cúng giỗ của Việt Nam.
Từ xưa, phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc, nghi lễ cúng giỗ (재례) bao gồm rất nhiều các nghi lễ nhưng ngày nay chỉ còn lại ba nghi lễ quan trọng là giỗ chạp (기제), cúng tại mộ (시제) và tế lễ (차례).
Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc
Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc muộn hơn các tôn giáo khác nhưng lại có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của nhân dân Hàn Quốc. Nho giáo Hàn Quốc ăn sâu vào những giá trị đạo đức qua hệ thống giáo dục, sinh hoạt, trở thành tập tục trong cuộc sống thường nhật từ nghi lễ cho đến tín ngưỡng trong gia đình và xã hội, lưu truyền qua truyền thống trong quá trình tiếp biến văn hóa.
Sau khi triều đại Koryo (고려) sụp đổ và triều đại Choson (조선) được thiết lập vào năm 1392, do ảnh hưởng của Nho Giáo, tín ngưỡng lập bàn thờ cúng tổ tiên thực sự có sự biến đổi mạnh mẽ. Bắt đầu từ đó, cuộc sống của người dân Hàn Quốc được chi phối bởi các nguyên tắc của Nho giáo. Những nguyễn tắc đó đã ổn định luật lệ xã hội, coi trọng sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ và lấy đó làm đức tính cơ bản. Đặc biệt, các quy tắc đó nhấn mạnh phép tắc trong mối quan hệ cha – con, vua – thần, nam – nữ, già – trẻ và luôn đề cao việc cúng giỗ tổ tiên trong mỗi gia đình.
Một trong những phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc còn tồn tại đến ngày nay, chứa đựng sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo đến văn hóa Hàn Quốc là nghi lễ cúng giỗ tổ tiên (제사). Nho Giáo quan niệm rằng người đã mất nhưng linh hồn thì vẫn còn tồn tại, chính vì vậy nghĩa vụ của con cháu là phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cha mẹ ngay cả khi đã qua đời thông qua cúng giỗ.
Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc luôn được giữ gìn bởi lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ, phát huy những nét văn hóa truyền thống dân gian đặc sắc qua từng thế hệ, đặc biệt trong sự phát triển như “vũ bão” và xu thế cởi mở giao thoa văn hóa đang phổ biến trên thế giới hiện nay.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết
- Cách thờ mẹ Quan Âm Chuẩn tại nhà rước tài lộc