Phong tục thờ Ông Địa đã có từ lâu đời trong văn hóa dân gian của người Việt. Với ước nguyện luôn gặp được nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc kinh doanh, làm ăn buôn bán, giúp cho gia chủ hút tiền tài lộc.
1, Ý nghĩa của hình tượng ông Địa
Như chúng ta đã biết, phong tục thờ ông Địa đã có từ rất lâu đời trong văn hóa của người Việt. Theo quan niệm phong thủy, hình tượng Ông Địa đại diện cho 5 ông:
- Đông phương Thanh Đế
- Tây phương Bạch Đế
- Nam phương Xích Đế
- Bắc phương Hắc Đế
- Trung ương Huỳnh Đế
Thổ Địa có ấn tượng với hình ảnh một vị thần bụng phệ, tướng người tròn phốp pháp, để ngực trần, trên đầu thường quấn khăn, tay cầm quạt mang dáng vẻ về sự an yên, bình thản, hạnh phúc.
Thờ cúng ông Địa mang ý nghĩa về sự bảo vệ, che chở và kiểm soát người ra vào trong gia đình, cửa hàng, công ty… Đồng thời bảo hộ cho những người sinh sống và làm việc tại nơi được thờ cúng.
2, Phong tục thờ ông Địa gồm lễ vật gì?
Khi thờ Ông Địa, hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt lên bàn thờ các lễ vật gồm: hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý vào những điều sau để tránh thất lễ với các vị:
- Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.
- Mỗi lần nên đốt 5 cây nhang.
- Nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa khi đốt nhang.
Vào những ngày bình thường, gia chủ cũng nên thắp hương hoặc mua lễ nhỏ như hoa tươi, trái cây, cà phê…để dâng lên các vị.
Trong ngày này, người ta thường cúng lễ mặn với mâm cỗ dâng cúng gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể thêm 1 vài vật phẩm thờ cúng như:
- Các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.
- Rượu, vàng giấy, vàng mã
- 1 khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
- Thịt heo quay, cá lóc nướng thường xuyên được nhìn thấy trong mâm cỗ cúng ngày mùng 10 Tết.
3, Một số lưu ý khi cúng Ông Địa
Ngoài những mâm lễ vật cúng ông địa thì chúng ta cũng cần lưu ý những điều dưới đây để tránh sai lầm:
- Nên đặt mâm cúng trong nhà, đồ lễ đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm.
- Nên thắp hương vào buổi sáng tầm 6-7h trước khi mở cửa hàng.
- Trước khi thay nước cần vệ sinh sạch sẽ đồ đựng nước, cũng không nên rót nước quá đầy ly.
- Trước các ngày như ngày rằm, mùng 1, vía thần tài gia chủ cần lau dọn bàn thờ thật cẩn thận, sạch sẽ. Tốt nhất là lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha chung với nước. Khăn dùng cũng cần phải sạch sẽ và chỉ sử dụng riêng cho việc lau dọn bàn thờ.
- Nên chọn các loại hoa tươi, ít mùi để trưng trên bàn thờ.
- Nên sử dụng đèn dầu, hoặc nến nhằm mang lại hơi ấm, sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.
- Không được để các con vật chạy lung tung quanh khu vực thờ. Hoa quả thờ cúng cũng không được để quá lâu mà nên lấy xuống.
- Đồ cúng lễ cúng xong chia cho người trong nhà không chia cho người ngoài. Gạo, muối khi cúng xong có thể cất đi dùng lại cho tài lộc được lưu giữ không vươn ra ngoài.
>> Xem thêm: Cách đặt bàn thờ ông Địa chuẩn
4, Cách thờ cúng ông Địa
Ở chính giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang khi bốc cũng sẽ có những phong tục và yêu cầu nhất định. Nên dán keo 502 vào chân bát nhang tránh bát bị động hoặc xê dịch sẽ không tốt cho việc làm ăn.
Dựa theo nguyên lý là: “Đông Bình – Tây Quả”. Từ phía ngoài nhìn vào gia chủ nên đặt hoa bên tay phải, trái cây bên tay trái. Trái cây nên được xếp theo ngũ quả.
Khay được xếp 5 chén nước hình chữ Nhất được bán chung với bộ bàn thờ, gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh và phát triển.
Có thể đặt thêm 1 ông Cóc lên bộ bàn thờ và nên để bên trái từ ngoài nhìn vào. Ban sáng cho Cóc quay ra, tối thì quay Cóc hướng vào.
Ngoài cùng trên mặt đất gia chủ cũng nên chọn một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước – đây được xem là một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn phong tục thờ ông Địa. Các bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về phong tục này, qua đó biết được cách bố trí đồ lễ cúng ông Địa chính xác nhất.