Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày tết đã đi sâu vào cõi lòng của người Việt từ bao đời nay, cứ mỗi độ Tết đến thì trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều đầy ắp hoa quả, đồ thờ cúng để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
1. Phong tục ngày Tết
Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết luôn được mỗi gia đình chú trọng. Trên bàn thờ ngoài lễ vật thường bầy hai ngọn đèn dầu, về sau được thay bằng hai cây nến. Khi thắp sáng nến tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, gọi là “nhật nguyệt quang minh”. Từ đó soi tỏ con đường để thế giới hữu hình biết lối đi về, chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khoẻ dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Đốt 1 nén hương là “tâm hương”. Điều này để thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng.
Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm. Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết. Những vật này được sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả”. Tức là bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Vì nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thành.
* Mâm ngũ quả
Giữa ban thờ là mâm ngũ quả. Gồm có 5 loại quả có màu sắc khác nhau, bởi thế giới vạn vật được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
- Kim là kim loại
- Mộc là gỗ
- Thuỷ là nước
- Hoả là lửa
- Thổ là đất và được bày biện rất công phu theo sự phân định vị trí cụ thể
Mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành đã đi sâu vào nếp nghĩ và trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Vì thế mà nó sẽ luôn có các màu:
- Màu xanh thuộc về hành mộc là nải chuối màu xanh ôm gọn lấy quả bưởi có màu vàng tượng trưng cho hành thổ ở giữa trung tâm.
- Màu đỏ thuộc hành hoả là quả hồng chín mọng hoặc quả quýt, ớt đỏ bầy xung quanh
- Màu trắng thuộc hành thuỷ, như quả lê, quả táo
- Màu đen thuộc hành kim như quả nho
2. Tục thờ cúng ngày tết
Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết.
- Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới
- Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng tịch điện, tức là cúng cơm chiều.
- Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng. Buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện. Buổi chiều cúng tịch điện
- Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.
Việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết bao giờ cũng do người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình. Với ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên trong gia tộc. Vì vậy sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi lễ 4 lễ, 2 vái trước ban thờ. Cần khấn từ vị tổ từ 5 đời trở xuống đến cha mẹ.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc gì trong vấn đề bài trí bàn thờ tổ tiên thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
| Tham khảo thêm:
- Nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
- Phong thủy phòng thờ gia tiên và cách bài trí sao cho đúng