Phong tục thờ cúng của người Hoa có gì khác so với người Việt là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Có thể thấy phong tục thờ cúng của họ cũng khá đa dạng và không mấy cầu kì. Nhất là bàn thờ tổ tiên các món đồ thờ cúng cũng khác khá lớn so với người Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết văn hóa thờ cúng của người Hoa ngay dưới đây nhé.
Tìm hiểu về phong tục thờ cúng của người Hoa
Trên bàn thờ người Hoa chỉ có đơn thuần những bát hương bình hoa tượng phật hay những tấm hình của tổ tiên khác với bàn thờ Việt có bộ tam sự hay ngũ sự. Họ cũng thường bày trí các tượng phong thủy và thắp đèn trên bàn thờ. Bàn thờ người Hoa thờ cúng nhiều vị thần phù trợ như: Thần Của, Táo Quân, Tam Quan Đại Đế, Thần hộ mệnh… Khi cúng bái gia chủ đều cúng tổ tiên cùng chư vị Thần Phật, Thổ công, Táo quân họ cầu xin phù hộ độ trì cho con cháu thịnh vượng, bình an.
Phong tục thờ cúng của người Hoa thường là thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ người Hoa được đặt ở gian chính giữa, nơi tôn nghiêm nhất của ngôi nhà. Tùy từng gia đình, việc thờ tự có quy định riêng. Có dòng hoa thờ cúng tổ tiên 9 đời, có nơi thờ 5 đời và cũng có nơi chỉ thờ 3 đời.
Ngoài thờ cúng tổ tiên họ còn thờ Phật: Với đồng bào dân tộc Hoa ít người thường thờ Phật riêng và thờ cùng gia đình.Người Hoa còn tin tưởng nhiều vào yếu tố ma thuật, bùa chú. Không chỉ vậy, bùa chú còn được người hoa phân định làm 3 loại là: bùa chú cứu người hại người và phòng thủ. Việc sử dụng các loại bùa này cũng rất linh hoạt tù vào mục đích.
Theo Phong tục thờ cúng của người Hoa trong 1 tháng, họ cúng 4 ngày, bao gồm: mùng 1, 2, 15, 16. Đây là những ngày cơ bản nhất mà bất cứ gia đình nào, đặc biệt là thương gia đều cúng. Còn chưa kể đến những ngày cúng quan trọng như: Những ngày lễ tết, ngày Quan Ông, ngày Quan Âm, ngày Thần Tài Thổ Địa,… cầu cho mọi chuyện may mắn, thuận hòa, tránh rủi ro nên thờ cúng được người Hoa đặc biệt chú trọng.
Mâm cúng bàn thờ người Hoa gồm những gì?
Vật phẩm không thể thiếu trong tất cả các dịp lễ của người Hoa đó chính là đĩa trái cây, bình rượu hay trà cùng trà muối, gạo và các món ăn. Trừ những ngày sóc vọng cúng chay thì luôn phải có các món mặn đó là gà, vịt, lợn hoặc tôm, cua, cá.
Các lễ vật thường in những câu chúc bình an, may mắn, mong cầu sự sung túc, ấm no. Vào dịp tết thường có thêm câu đối liễn với nội dung mang thông điệp tốt lành, cầu cho vạn sự như ý. Đối với những gia đình buôn bán thì nội dung cầu mong buôn may bán đắt, nhiều tài lộc.
Người Hoa cũng có ngày giỗ ông Táo vào 23 tháng Chạp, dâng kẹo mạch nha lên mâm cúng với ý nghĩa: kẹo ngọt sẽ giúp tâm trạng ông Táo vui vẻ hơn và báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng. Vào dịp tết thì cần đầy đủ các lễ vật như bánh quai vạc chiên, bánh tổ, bánh chiên may mắn. Bàn thờ được trưng bày từ 30 đến mùng 7 tết.
Điểm thú vị trong phong tục thờ cúng của người Hoa ngày Tết
Tháng Chạp, người Hoa chọn ngày tốt để dọn dẹp nhà cửa, làm lễ tạ thần. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, Ông Bà đã cho gia đình một năm bình an.
Sau đó là lễ đưa ông Táo. Khác với người Việt cúng đưa ông Táo vào tối ngày 23 tháng Chạp, người Hoa thường tiễn ông Táo về trời vào sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chạp. Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt. Quýt theo tiếng Hoa, có nghĩa là cát trong cát tường: may mắn.
Đến ngày 30 Tết, người ta thay câu đối liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành. Ngoài ra, họ còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến.
Đặc biệt vào ngày mùng 3, họ sẽ đi rải thóc, bánh, muối ở các góc tường để mời chuột ăn, với ngụ ý là mong muốn tục một năm mới mùa màng bội thu… Bên cạnh đó, mọi người sẽ bất đầu đi du xuân, thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu hơn phần nào về phong tục thờ cúng của người Hoa. Người Hoa có rất nhiều ngày lễ trong một năm và trong những ngày lễ đó các mâm lễ vật được chuẩn bị chu đáo. Điều này đã tạo nên nét văn hóa thờ tự đặc sắc riêng của người Hoa mà không dân tộc nào có được.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
- Cách thờ mẹ Quan Âm Chuẩn tại nhà rước tài lộc