Theo tiền lệ của người Việt ta từ lâu năm, được các nghệ nhân ở những làng nghề lâu đời nhất của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc mà tiêu biểu nhất là ở Hà Tây, Bắc Ninh cho rằng:
Như đã nói qua ở trên: Ban tho đựơc sử dụng chủ yếu là gỗ Mít, Vàng Tâm, Thị, hay Dổi. Nhiều nhất vẫn là gỗ Mít, Vàng tâm:
Theo như Nghệ nhân Nguyễn Huy Lương ở làng nghề cổ truyền Vũ Lăng – Dân Hoà – Thanh Oai – Hà Nội kể lại truyền thuyết thì có những câu chuyện như ông Đa – bà Mít mang ý nghĩa tâm linh, nhưng trên thực tế thì cũng phải căn cứ vào tính chất gỗ của nó: gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có trồng tương đối lớn, bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn lại đủ lớn để dùng. Dễ chạm khắc, lại nhẹ dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt. Mít và vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.
Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Đức Thuỷ- chủ cơ sở một làng nghề truyền thống ở xóm Thượng – Ý Yên – Nam Định cũng cho biết: theo các cụ Nghệ nhân truyền lại xưa nay thì bàn thờ thường làm bằng các loại gỗ mít, dổi, vàng tâm. Vàng tâm thì đựơc màu vàng đẹp, mùi hương nhẹ. Còn dổi thì nhẹ nên dễ vận chuyển, dễ treo. Ưu điểm nhất vẫn là gỗ mít vì: thứ nhất gỗ mít nhiều, dễ chạm khắc, lại ít bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm. Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ, gỗ có mùi thơm nhẹ, gỗ nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn…bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch.
Bên cạnh đó cũng có người làm bằng táu vì cho rằng nó có tính chắc chắn, vĩnh viễn, hay là dùng gỗ gụ nhưng vẫn không phổ biến bằng gỗ các loại gỗ dổi, vàng tâm và mít mà nhất là mít. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ xưa đến nay.
Đại Đức Thích Tiến Thịnh (Trụ trì chùa Vũ Lăng – Dân Hòa- Thanh Oai – Hà Nội) cũng đưa ra những quan điểm cơ lý của những thứ gỗ phổ dụng làm bàn thờ là mít hay vàng tâm có tính bền, dẻo, gỗ lại có vân giống mây và màu vàng linh thiêng, còn thêm sơn thiếp vàng là thể hiện ánh hào quang của Đức Phật, mang tính trang nghiêm lộng lẫy. Khi nói về kích thước, Đại đức cho rằng việc chọn kích thước thì tuỳ theo không gian cũng như ý thích của từng người, có thể căn cứ vào thước lỗ ban cung cát hay không thì nó chỉ mang tính chất quan niệm mà thôi, kể cả hoa văn trên bàn thờ có thể chạm khắc tứ linh, có quan niệm dòng dõi quý tộc thì chạm trổ rồng, còn nhà dân thường thì chạm phượng thôi. Nhưng đó chỉ là quan điểm, còn thực tế người ta vẫn làm theo ý thích là nhiều vì nhiều nguyên nhân.
Còn Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên bộ môn văn học Dân gian trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội), người đã nhiều năm nghiên cứu về Văn hóa Dân gian lại kiến giải một cách sâu sắc và khoa học hơn: ngoài những vấn đề về tính cơ lí của gỗ trên, nhà nghiên cứu còn cho biết thêm về nguyên do mang tính chất phi vật thể.
“Cùng với vàng tâm, mít có màu vàng, là màu của nhà Phật, nên được các nhà Phật dung tạc tượng, cũng như nhà phong thuỷ dùng cho những đồ vật linh thiêng, trang nghiêm như bàn thờ. Tiếng Phạn Balamật, viết giản ước chữ Mật đọc là Mít, cụ Lê Quý Đôn cũng đã từng nói đến vấn đề này trong một số tác phẩm của mình. Cây mít vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, theo các nhà sư trong quá trính truyền giáo, hay việc có thể dùng toàn phần cây mít như hạt làm tinh bột, múi chin thay đường, quả non thay rau ăn chay được, than dùng làm mõ ống vì ít nứt, tiếng vang ấm.
Bên cạnh đó cũng có người làm bằng táu vì cho rằng nó có tính chắc chắn, vĩnh viễn, hay là dùng gỗ gụ nhưng vẫn không phổ biến bằng gỗ các loại gỗ dổi, vàng tâm và mít mà nhất là mít. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ xưa đến nay…”
Hiện nay, do nhu cầu thị trường cũng như khả năng tài chính mà vấn đề chất liệu gỗ cũng như chất liệu màu sắc sơn son càng đơn giản, càng tiết kiệm càng tốt. Chẳng hạn như gỗ dùng gỗ dổi hay gỗ xoan, hay tận dụng gỗ tấm rời để ghép lại thành bàn thờ dù biết rằng đó là kiêng kị. Sơn có thể dùng sơn ta, sơn kém chất lượng..
Đối với những ngôi nhà lớn bàn thờ thường xây rồi lát bằng gạch hoặc ốp đá nhưng bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ.
Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuân thủ những quy định trên. Đó là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, tôn kính và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng mỹ thuật.