Địa Tạng Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được nhiều nhiều người tôn thờ trong Phật Giáo. Chính vì thế mà nhiều Phật tử đã lập bàn thờ để thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà nhằm tỏ lòng thành kính với Phật. Vậy cách thờ Địa Tạng Bồ Tát như thế nào đúng nhất để tránh phạm phải các đại kỵ với bề trên. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Địa Tạng Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Bồ Tát là vị Phật với lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ mà sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn cho đến khi Di Lặc Bồ Tát hạ sanh, và nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Vì vậy, Địa Tạng Bồ Tát thường được xem như là vị Bồ Tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh – nơi đầy rẫy những chúng sinh tạo ác nghiệp chưa được siêu thoát đến cảnh giới lành.
Theo kinh Địa Tạng, ngoài hạnh nguyện vĩ đại đó là cứu độ hết thảy chúng sanh trong địa ngục, danh hiệu của Địa Tạng Vương Bồ Tát còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó chính là biểu tượng cho tâm địa hay bản tâm của mỗi chúng ta. Giống như mặt đất (địa) có thể thâu nhiếp và dung chứa (tạng) tất cả vạn vật.
Như vậy, Địa Tạng Vương Bồ Tát không chỉ cứu độ chúng sanh trong địa ngục mà còn gồm nhiều công hạnh. Nhất là hạnh cứu độ chúng sanh tâm (chủng tử xấu ác) làm hiển lộ bản tâm sáng suốt và thanh tịnh. Việc thờ phụng Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là để học theo hạnh nguyện này của Ngài.
Những lợi ích khi thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà
Việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà chính là cách để các Phật Tử nương nhờ vào công năng oai lực, sự đại từ đại bi của Người bao trùm khắp tam giới để phù hộ cho một cuộc sống ngày càng tốt hơn. Đây cũng là cách để các Phật tử học theo công hạnh của ngài.
Lợi ích trong cuộc sống hiện thực:
– Những nguyện lớn mau chóng có thành tựu;
– Được trí huệ lớn;
– Tiêu trừ tai nạn;
– Thoát khỏi nguy hiểm;
– Tiêu trừ tội chướng và cả bệnh tật;
– Được quỷ thần hộ vệ;
Lợi ích cho kiếp sau:
– Thoát khỏi thân nữ.
– Được thân xinh đẹp.
– Thoát kiếp nô lệ.
Lợi ích lúc lâm chung:
– Khi người thân sắp mất, gia chủ có thể niệm danh hiệu Bồ Tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện cho người đó.
– Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc tụng kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố sẽ giúp họ có thể được siêu thoát.
Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại gia
Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại gia cũng khá đơn giản. Khi tiến hành thỉnh một bức tượng đồng thờ Phật tại gia, bên cạnh tìm hiểu về cách thờ sao cho đúng cách, gia chủ cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau để tránh bất kính với Đức Phật, phạm tội với bề trên mà không được tha thứ:
– Về tượng Phật, gia chủ chọn những bức tượng Phật có diện mạo cân đối, gương mặt trang nghiêm thoát tục, toát lên vẻ từ bi hỷ xả. Tránh chọn các bức tượng Phật có khuôn mặt nhăn nhúm, cau có,…hay những bức tượng bị sứt, mẻ, không hoàn thiện.
– Trước khi thờ Phật, gia chủ nhất định phải chọn ngày lành tháng tốt, hướng tốt. Bởi vì việc thỉnh Phật về thờ không phải là chuyện vui đùa, cần phải nghiêm túc chấp hành những nghi lễ cần thiết trước khi tiến hành thờ Phật tại gia như thế mới thể hiện được sự kính trọng đối với Đức Phật.
– Khi đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên chung một phòng thờ, gia chủ có thể đặt bàn thờ Phật bên trái hay bên phải bàn thờ gia tiên cũng được nhưng nhất định bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn so với bàn thờ gia tiên.
– Việc thờ Phật tại gia là một phong tục văn hóa vô cùng tốt đẹp. Tuy nhiên mỗi nhà chỉ nên thờ tối đa ba vị Phật và phải đặt các tượng Phật ở chính giữa, ngang bằng với nhau.
Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà cũng giống với thờ bất cứ một vị Phật nào khác. Khi thờ, gia chủ không cần phải quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ cần thực hiện đúng nghi thức và có một cái tâm luôn hướng tới Phật là đủ. Hy vọng với những chia sẻ này, gia chủ đã có thể có thêm cho mình những kiến thức để biết cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại gia.
>>> Bài viết liên quan:
- Cách thờ cúng khi về nhà mới CHUẨN từ A – Z mà bạn phải biết
- Cách thờ Mèo Thần Tài ĐÚNG NHẤT giúp hút tài lộc cho gia chủ