Phong tục thờ Thổ Công đã có từ thời xa xưa trong các gia đình Việt nam để giữ nhà giữ cửa, nắm giữa họa phúc của gia đình. Như vậy thì thờ Thổ công là gì và ý nghĩa của tục thờ cúng Thổ công của người Việt như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Thổ Công là ai?
Thổ công là vị thần cai quản nhà cửa, đất đai, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Người ta thờ Thổ công với mong cầu được ngài che chở, giúp chúng ta yên tâm về mặt tâm linh, tránh phạm phải long mạch vùng đất sinh sống cũng như ngăn chặn ma quỷ, tà ma quấy rối.
Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng phong tục thờ Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất nên gộp chung với Thổ địa còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Phong tục thờ Thổ Công của người Việt
Trong tiềm thức người Việt, Thổ công hay Ông địa ăn mặc xuề xòa, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Ông địa thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.
Ngày xưa, phong tục thờ Thổ Công thường dùng bàn thờ thổ công được người dân đặt riêng, thế nhưng hiện nay người dân không thờ riêng nữa mà thường thờ chung với bàn thờ Thần tài hoặc bàn thờ gia tiên.
Khi thờ chung với bàn thờ Thần Tài: Trên đỉnh bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Nếu nhìn từ bên ngoài vào, phía bên trái là Thần tài và phía bên phải là Thổ Địa. Phía sau Thần Tài, Thổ Địa là một tấm bài vị hoặc một tấm giấy đỏ.
Phong tục thờ Thổ Công vào ngày 1/15 (âm lịch), khi gia chủ có việc liên quan tới đất đai cũng như vào các dịp lễ Tết. Theo tập tục từng nơi, những người Hoa Kiều và một số người miền nam khi cúng thổ công thường khi cúng thổ công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn), còn người miền bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Ban thờ Thần tài Thổ Công cơ bản
– Hương án. Thường hương án thờ cúng sẽ kê liền với hậu tường của gian nhà. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hương án, tùy theo điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà lựa chọn hương án phù hợp.
– 3 hoặc 5 đài rượu, nước xếp trên khay hình chữ nhất (nằm ngang) hoặc có thể xếp năm chén nước thành hình chữ thập. Tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và cũng là tương trưng cho ngũ hành.
– Cóc ngậm tiền vàng nên để bên trái (nhìn từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
– Cỗ mũ. Thường cỗ mũ gồm 3 chiếc, trong đó có 1 chiếc mũ nữ ở giữa và 2 chiếc mũ nam ở hai bên. Tùy theo tín ngưỡng mỗi người mà việc đặt cỗ mũ khác nhau, có nhà chỉ thờ cúng 1 chiếc mũ tượng trưng cho vị thần Thổ Công. Tuy nhiên họ sẽ chọn thêm một chiếc áo và dưới chiếc mũ đặt theo 100 thỏi vàng giấy.
– Bát hương, bình hoa, đèn nến, chòe thờ… Đây là những đồ vật cần thiết khi thờ cúng Thổ Công hay thờ cúng gia tiên.
– Đặc biệt không thể thiếu là bài vị Thổ Công. Thường bàn thờ Thổ Công gồm có 3 vị thần: Thổ công, Thổ địa, Thổ Kỳ. Mỗi vị thần có nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Thổ công có vai trò trông coi bếp núc, Thổ địa có vai trò trông coi đất đai, Thổ kỳ có vai trò quản việc buôn bán.
Bài viết trên là một số chia sẻ về phong tục thờ thổ công của người Việt. Hi vọng, qua bài viết, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tục thờ cúng này, từ đó biết cách áp dụng và đem lại được nhiều vận may hơn cho gia đình nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Cách thờ âm binh mà các thầy bói vẫn hay làm tại nhà
- Cách thờ Bà Chúa Tiên độ mạng chuẩn của người Việt