Bà Chúa Tiên là vị nữ thần được nhân dân thờ phụng phổ biến tại khu vực miền Nam. Bà có rất nhiều tên gọi khác nhau như nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar), Thiên Y Ana Thánh mẫu hay còn được gọi là Bà Chúa Ngọc. Cách thờ Bà Chúa Tiên bắt đầu từ thời xưa, khi Bà được các vị vua nhà Nguyễn phong vào bậc thượng đẳng thần – bậc thần cao nhất.
1, Sự tích Bà Chúa Tiên
Theo các sự tích về Bà Chúa Tiên thì bà là người Chiêm Thành (người Chăm). Bà không giáng thế mà là một vị thần dựa trên truyền thuyết được nhân dân phụng thờ hàng trăm năm trước. Cách thờ Bà Chúa Tiên được cư dân Việt và Chăm thờ phụng bà đều hợp thức hóa sự tích về bà chúa theo một cách riêng để gần gũi với cuộc sống nhất.
Theo người Chăm
Sự tích người Chăm truyền tụng trong nhân gian như sau: Nữ thần Poh Nagar do bọt biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một ngày nọ, khi nước biển dâng lên để đưa bà về bến sống Yjatran ở Kauthara (Cù Huân) thì sấm trời cùng gió biển nổi lên báo tin bà giáng thế cho muôn loài biết. Ngay lúc ấy, các nguồn nước dồn thành sông, núi cũng tự động hạ thấp xuống để đón mừng Bà Chúa Tiên linh thiêng.
Khi bà bước lên bờ thì cây cao cũng tự động cong xuống tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, hai cỏ xinh tươi rực rỡ hơn theo mỗi bước chân của bà. Rồi thần thiên y ana hóa phép cho hiện ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp.
Nhiều phép thuật và quyền năng, bà cũng nhiều chồng. Bà có đến 97 ông chồng. Trong đó, ông Pô Yan Amo là quyền uy hơn cả. Bà sinh được 38 người con gái. Những người con sau này đều trở thành thần. Trong số đó nổi bật là ba người con được bà truyền phép và được nhân dân thờ tự đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia tikuk (người dân Phan Thiết tôn thờ).
Theo người Việt
Khi đất Kauthara thuộc về người Việt thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ thần của người Việt với tên gọi Mẫu Thiên Y Ana. Sự tích theo người Việt cũng có đôi chút khác biệt.
Xưa kia tại đất Đại An (nay là Đại Điền) có hai vợ chồng tiều phu già không con có một rẫy dưa. Dưa chín lại hay bị trộm mất. Một đêm ông rình rập và bắt được thủ phạm. Nhưng sau khi biết đó là cô gái nhỏ xinh đẹp mồ côi thì ông đem về nuôi. Không ngờ cô gái ấy là tiên nữ giáng trần.
Theo lời người xưa thì những cụm đá trước cửa tháp bà (tức Po Nargar) giữa cửa sông Cù chính là những viên đá đã làm đắm cả đoàn thuyền ấy. Sự tích này đã được kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài ký và khắc lên bia đá dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).
2, Cách thờ Bà Chúa Tiên
Cách thờ Bà Chúa Tiên được nhân dân truyền tụng linh thiêng, luôn phù hộ độ trì cho người có tâm. Nhân dân thường xuyên đến đền thờ chúa bà cầu sức khỏe, bình an, muôn sự thuận hòa, tốt tươi. Bên cạnh những thức lễ truyền thống lễ chúa bà thì không thể không có một quanh oản đường thành tâm dâng tiến.
Theo nhu cầu và xu hướng hiện nay, người ta khuyến khích dâng oản đường được trang trí cầu kỳ cách điệu vỏ bọc ngoài hơn là những quanh oản bọc giấy bóng kiếng đơn giản khi xưa. Oản đường trên mâm lễ vừa đẹp, vừa sang lại vừa đại diện nhiều ý nghĩa tốt lành giúp gia chủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, may mắn.
Tượng thờ Bà Chúa Tiên hiện đang được đặt tại chính điện Tháp Bà (kalan Po Nagar). Tượng bà được đặt trên một cái bệ có vòi luôn hướng về Bắc gọi là Snana – droni. Bệ này dùng để thoát nước khi làm lễ tắm tượng, vì dưới chân bệ có đường thoát nước gọi là Soma sutre xuyên qua tường tháp ra ngoài.
Tượng nữ thần được đúc khắc công phu bằng đá hoa cương màu đen. Tượng thần khoác y phục màu vàng ánh kim, đầu đội mũ miện gắn kim sa, cổ đeo vòng ngọc. Nữ thần ngồi xếp bằng trên một đài sen hau lớp cánh. Sau lưng là phiến đá lớn hình lá đề chạm kỹ hai mặt. GS. Trần Quốc Vượng cho biết tuy là tượng nữ thần Mẹ của vương quốc nhưng vì đặt trên một bệ Yoni nên tượng được thể hiện với dạng Uma (tức vừa là vợ & vừa là một cách thể hiện thần Civa). Với 4 tay cầm các linh vật khác nhau (bên trong cái Uma) và đôi tay thứ 5 để trên đầu gối, bàn tay trái úp, bàn tay phải mở rộng, vuông góc với cổ tay trong thể cặp Linga – Yoni.
3, Những ảnh hưởng sâu rộng của tục thờ Bà Chúa Tiên độ mạng
Cách thờ bà Chúa Tiên xuất phát từ tục thờ bà Ponagar của người Chăm. Nói đúng hơn người Việt khi đến định cư đất này đã Việt hóa tục thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm.
Từ đó, tục thờ chúa bà bắt đầu được mở rộng và phát triển. Vốn là Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Chúa Xứ Nguyên Nhung là thần phù hộ nông dân trong một ấp bắt nguồn từ Uma tức nữ thần Bảo Tồn thuộc đạo Bà La Môn tại Ấn Độ. Nữ thần được người Chăm biến thành Poh Nagar và được người Việt biến thành Ngung Mang nương – vị thần phù hộ người đi khai hoang. Từ đó cứ khi nào khai hoang được miền đất mới là thì lưu dân lại xây dựng một ngôi miếu thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Bà Chúa Tiên. Do vậy mà ở Tiền Giang có hàng trăm ngôi miếu thờ, đa số tập trung tại Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, …
Ngoài ra, tại miền trung, nơi được nhà Nguyễn tiếp nhận và phong là “Hồng nhân phổ tế linh ứng thượng đẳng thần”, bà được gọi với các tên như bà Hồng, cô Hồng cũng bắt nguồn từ mẹ xứ sở của người Chăm. Ngoài ra, bà Đen ở Tây Ninh, bà Chúa Xứ ở Nam Bộ cũng là sự tiếp nối của Bà Chúa Tiên. Bằng cớ là tục thờ bà với nhị vị công tử là cậu Tài (truyền thuyết là Tri), cậu Quí (nói trại là cậu Chài, cậu Quý). So với giai thoại, con bà đều thuộc nam giới.
Cách thờ bà Chúa Tiên như một vị thần bảo hộ cuộc sống an lành cho nhân dân, thì theo quan niệm dân gian, Bà Chúa Tiên còn độ mạng cho từng cá nhân. Tục lệ này nằm trong tục thờ thần bản mệnh, tức thần phù hộ bản mệnh từng cá nhân.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Cách thờ Cửu Huyền Thất Tổ chuẩn từng chi tiết
- Cách thờ Di Lạc chuẩn phong thủy để mang lại vượng khí