Mỗi một vùng quê Việt Nam lại có phong tục thờ cúng tổ tiên khác nhau và cũng không biết từ bao giờ việc trưng cây mía trên bàn thờ ngày Tết đã được duy trì. Vậy ý nghĩa của phong tục thờ mía ngày Tết là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cách chọn cây mia để thờ ngày Tết
Những cây mía được chọn phải là những cây to, thẳng, các khúc mía đều nhau không được sâu, màu của cây đẹp, vẫn còn nguyên lá và rễ.
Cây mía được chọn là cây mía đáp ứng nhiều tiêu chí
Không đơn giản là chọn một cây mía về chưng trên bàn thờ trong nhà là xong, cây mía đại diện cho sự thành kín và tôn trọng của con cháu gửi đến bề trên nên việc chọn lựa cũng phải kỹ càng, dù là chi tiết nhỏ.
Ý nghĩa của phong tục thờ mía ngày Tết
Cây mía có nhiều khúc, được kết nối với nhau qua các mắt nằm giữa hai khúc, chính vì điều này người dân quan niệm cây mía tượng trưng có sự nối kết, kết nối âm – dương và sự giao hòa trời – đất.
Trên bàn thờ ngày Tết thường có hai cây mía
Mía vốn là sản vật nông nghiệp gắn liền với nhiều người dân, mía có vị ngọt vì vậy người Việt mong muốn có một năm mới thật ngọt ngào, êm ấm, may mắn. Mía còn đại diện cho sự vững chắc, vươn lên, phát triển với ước nguyện thành công trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những ý nghĩa của phong tục thờ mía ngày Tết.
Những chiếc lá to dài vút cao tượng trưng cho mây trời, gốc rễ tượng trưng cho nguồn cội gia đình, những khúc mía như những sợi dây nối liền vạn vật, trời đất, như chiếc thang để đón ông bà, tổ tiên về sum họp với con cháu trong những ngày đầu năm.
Ngoài ra, phong tục thờ mía ngày Tết còn có ý nghĩa cây mía còn được xem là đòn gánh, chở những sản vật là thành quả lao động mà con cháu làm được trong năm qua để gửi đến tổ tiên trong ngày tiễn ông bà về sau 3 ngày Tết. Trên chặng đường đi nếu gặp phải cô hồn thì chính “đòn gánh” ấy là vũ khí để xua đuổi chúng, hay qua những khúc sông nếu không có chuyến đò nào thì chính những cây mía sẽ là chiếc cầu đưa ông bà qua bến sông.
Chính vì ý nghĩa đấy mà mía được chọn làm cây thờ trong những ngày Tết của nhiều nhà.
Với những thông tin trên đây hi vọng rằng các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa phong tục thờ mía ngày Tết cũng như lý do thờ cây mía trong ngày Tết là gì rồi phải không, quan niệm là mỗi nơi một khác, thờ cây hay bông gì chung quy đều là tấm lòng của con cháu muốn gửi đến ông bà mong muốn được phù hộ cho năm mới bình an và hạnh phúc.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Phong tục thờ ông Táo của người dân 3 miền Việt Nam
- Sự thật về cách thờ nhau thai mèo có làm gia chủ phát tài?