Phong tục thờ oản tài lộc là nét văn hóa dâng lễ cúng bái thiêng liêng đã có từ lâu đời gắn liền với đời sống người Việt. Vào mỗi dịp ngày mùng một, rằm thì lại lễ bày biện, trang hoàng lên bàn thờ Gia Tiên, Thần Tài, bàn thờ tại đền, chùa, … Và một thứ không thể thiếu đó là oản đường hay còn gọi là oản tài lộc.
Nguồn gốc phong tục thờ Oản Tài Lộc
Phong tục thờ Oản Tài Lộc đã xuất hiện trong đời sống người Việt từ ngàn xưa. Chưa có tài liệu nào cụ thể ghi nhận thời điểm và nguồn gốc ra đời của loại bánh oản này. Người ta cho rằng oản được tạo ra và song hành cùng sự phát triển của Phật Giáo. Phẩm oản được tạo ước lệ từ hình dáng chính yếu của các tòa tháp Phật Giáo. Nó truyền tải nhiều tầng ý nghĩa.
Theo Phật Giáo, tháp có sự liên kết sinh – tử và tái sinh. Nó không có bắt đầu cùng không có kết thúc giống như vòng tuần hoàn của đất trời, tạo hóa. Do đó, phẩm oản được bày biện trên bàn thờ Phật với sự thành tâm, tôn kính thờ phụng thiêng liêng.
Tuy nhiên, không phải bất cứ vùng miền nào tại Việt Nam cũng gọi loại bánh này như vậy. Do sự sai khác về lối sống, vị trí, cách thức làm bánh và hương vị bánh mà người ta có thể gọi Oản là Bánh Khảo hay Bánh In, Bánh Cộ. Trong đó, cách gọi bánh oản, bánh khảo là của miền bắc. Cụ thể là vùng đồng bằng sông Hồng. Bánh oản cho loại bánh không nhân và bánh khảo cho loại bánh có nhân sen đường hoặc đậu xanh. Còn cách gọi bánh in, bánh cộ là cách gọi bánh đậm chất Huế. Do xuất phát từ đặc điểm làm bánh là phải đóng khuôn có in hình nổi.
Oản Tài Lộc dâng lễ ở đâu?
Oản Tài Lộc nghệ thuật là loại oản được đầu tư thiết kế trang trí cầu kỳ, lộng lẫy với nhiều màu sắc và chi tiết. Loại oản này thường được dâng bái tại bàn thờ thần linh tứ phủ, bàn thờ thần tài, bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên. Mỗi loại oản với những màu sắc và cách trang trí khác nhau sẽ thích hợp, có ý nghĩa với mỗi vị thần linh khác nhau.
Oản lễ Tứ Phủ
Tứ Phủ hay Tứ Phủ Công Đồng là một tín ngưỡng nằm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Tứ phủ bao gồm: Thiên phủ (miền trời), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy phủ (miền sông nước), Địa phủ (miền đất). Trong tứ phủ còn bao gồm hệ thống các thần linh, các vị thánh với một trật tự chặt chẽ. Về cơ bản, các vị thánh là:
- Tam Tòa Thánh Mẫu
- Chư Vị Trần Triều
- Tam Vị Chúa Mường
- Ngũ Vị Tôn Ông – Công Đồng Quan Lớn
- Tứ Phủ Chầu Bà
- Tứ Phủ Ông Hoàng
- Tứ Phủ Tiên Cô
- Tứ Phủ Thánh Cậu
Khi dâng lễ Oản Tứ Phủ cần chú ý màu sắc lễ vật. Bởi mỗi vị thánh sẽ chứng mỗi màu sắc lễ vật khác nhau. Ví dụ như với Chúa Đệ Nhất Tây Thiên phải sắm oản màu đỏ, Chúa đệ nhị Nguyệt Hồ phải sắm oản màu xanh, chúa Đệ Tam Lâm Thao phải sắm oản màu trắng, … Bạn có thể tham khảo màu sắc oản thắp hương đúng ứng với mỗi vị thánh Tứ Phủ tại mục Oản tứ phủ tại website oản cô tâm tại mục oản lễ Tứ Phủ.
Oản lễ Thần Tài
Phong tục thờ oản thờ Thần Tài sẽ giúp gia khuyến gặp may mắn trong chuyện tiền bạc, làm ăn. Do đó, tại các cơ sở kinh doanh thường có bàn thờ cúng Thần Tài đặt cạnh cửa tiệm. Thông thường, người dân sắm lễ cúng thần tài với mâm ngũ quả, rượu, giấy tiền, hoa quả, bánh kẹo và đặc biệt là mâm Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ lộng lẫy, ngoài ra quý khách khi dâng Oản Thần Tài chú ý oản sẽ có màu đỏ hoặc vàng.
Thông thường, vào những ngày bình thường, gia chủ chỉ cần thắp một nén hương và vái lạy thần tài, cầu xin ngài phù hộ cho một ngày may mắn, buôn may, bán đắt là được. Tuy nhiên, khi đến ngày rằm, mùng 1 hàng tháng hay ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm cần phải sắm lễ đầy đủ và thành tâm. Trong những lễ vật này, tuyệt đối không thể thiếu oản. Vì oản tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Cho nên, thiếu oản trong mâm lễ giống như việc thiếu đi cây hút tài, hút lộc cho gia khuyến vậy.
Oản lễ Gia Tiên
Việc thờ cúng gia tiên là truyền thống lâu đời, là nét đẹp văn hóa của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu nghĩa, biết ơn của người đời sau đối với người đời trước.
Tại bàn thờ gia tiên, người ta quan niệm rằng, bàn thờ trông càng đẹp, càng sung túc thì lộc càng nhiều. Bởi điều này thể hiện, con cháu rất quan tâm tới việc thờ cúng tổ tiên. Để bàn thờ luôn sung túc ngoài việc trưng bày các vật lễ như bát hương, cây nến, lọ hoa thì người ta còn để thờ một mâm Oản Tài Lộc màu vàng hoặc màu đỏ. Đây là hai màu nổi bật mà cực kỳ sang trọng. Đặc biệt khi đặt trên bàn thờ tổ tiên. Lưu ý oản thắp hương Gia Tiên phải là màu đỏ hoặc vàng.
Cũng giống như Oản Thần Tài, Oản Gia Tiên khi thờ cúng cũng không nên để quá 3 tháng. Để một lễ vật hỏng, mốc trên bàn thờ là phải tội. Do đó, cứ sau 3 tháng bạn nên mua mới và thay thế các mâm oản mình đã mua trước đây.
Oản lễ Phật
Khi dâng lễ cửa Phật, bạn nên dâng một mâm Oản Nghệ Thuật được trang trí tỉ mỉ với hoa văn họa tiết tao nhã. Bởi oản là lễ vật gắn liền với Phật Pháp. Như đã nói trong phần nguồn gốc của oản tài lộc, oản mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng cho triết lý đất trời của nhà Phật. Do đó nó chính là lễ vật thích hợp nhất để thể hiện lòng thành tâm, tôn kính của mỗi con hương khi đến vái cửa Phật.
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn phong tục thờ Oản Tài Lộc Thờ Gia Tiên. Bên cạnh đó, mọi người cũng đã nắm rõ một số điều cần phải lưu ý khi bày vật phẩm này lên bàn thờ gia tiên.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu phong tục thờ Cậu Tài Cậu Quý của người Nam Bộ
- Cách thờ mẹ Quan Âm Chuẩn tại nhà rước tài lộc