1. Ở Việt Nam
Những hình thức thờ cúng tổ tiên cơ bản Tiền chủ ở ban tho đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên…. Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ tiên. Thông thường ban thờ được đặt cao ở vị trí trang trọng nhất, gian chính giữa của nhà trên.
Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả…. Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng.
Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tằng, tổ, khảo, bàn thờ các gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đặt các tấm thần chủ được làm bằng gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ. Trên bàn thờ ở các từ đường dòng họ còn có bài vị Thủy tổ của họ, bài vị có sự chuyển dịch. Khi thờ cúng đến đời thứ năm thì thần chủ của đời này được đem chôn, vì thế mới có câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Các thần chủ đời sau được chuyển lên bậc trên, và tấm thần chủ của ông mới nhất được thay vào vị trí “khảo”. Như vậy, các gia đình chi thứ, ngành thứ, các vị tổ đời thứ tư, thứ ba chỉ được thờ vọng, mà chủ yếu thờ hai đời gần nhất (ông bà, cha mẹ).
2, Ở Nhật Bản:
Như ta chúng ta đã biết, đạo Shinto (thần đạo) là tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản. Đạo Shinto thờ bách thần và có tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của người Nhật Bản. Ngay trong các nghi thức thờ cúng của Shinto cũng bao gồm cả tục thờ cúng tổ tiên. Có những ý kiến của các chuyên gia cho rằng: đạo Shinto là sự biến thái của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước đó. Có thể nhận thấy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Nhật Bản mang màu sắc của Thần đạo nhưng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Bên cạnh tín ngưỡng bản địa đó, người Nhật Bản rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và trong nhà mỗi gia đình Nhật đều có đặt ban thờ để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên, ông bà đã mất.
Trong các ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản bao giờ cũng đặt một gian Bustrudan ở giữa. Đây là gian phòng để thờ Phật nhưng người Nhật cũng đặt một ban thờ để thờ cúng tổ tiên. Ngoài việc thiết lập các ban thờ tại gia, hầu hết các gia đình Nhật Bản có gửi tro cốt của những người đã khuất tại chùa. Do đó, bên cạnh việc thực hiện nghi thức cúng tế tổ tiên tại nhà họ cũng tổ chức làm lễ cúng tại chùa. Các nghi thức cúng tế tổ tiên tại chùa được các nhà sư thực hiện dựa trên yêu cầu của thân chủ. Tại các gia đình, vào ngày giỗ, họ dâng đồ cúng và đọc kinh trước ban thờ Phật và ban thờ tổ tiên.
Do người Nhật có đặc trưng là cùng một lúc theo nhiều tôn giáo, nên trong cuộc đời của mỗi cá nhân, họ đều tham gia vào những hành vi tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, khi mới sinh ra, họ được cha mẹ đưa đến đền thờ Thần đạo làm lễ để hiến cho các vị thần; khi trưởng thành họ cũng làm lễ tại các đền thờ Thần đạo; khi thành hôn họ tổ chức theo nghi lễ Thần đạo, nhưng ngày cưới lại được chọn theo quan niệm của Đạo giáo; ứng xử giữa các thành viên trong gia đình lại theo quy tắc của Nho giáo; khi mất đi, họ tổ chức tang ma theo nghi thức của Phật giáo. Người đã mất được đặt một pháp danh theo đạo Phật và được ghi trên bài vị được đặt ở gian Butsuda của mỗi gia đình. Sau 49 ngày, gia đình làm lễ cử tang và từ lúc này, người vừa khuất được xếp vào hàng ngũ của các vị tổ tiên. Từ đó, người ta làm lễ giỗ hàng năm, cho đến lễ giỗ thứ 33 thì họ không thực hiện nghi thức cúng tế người đó nữa. Theo quan niệm của người Nhật, sau 33 lần giỗ, người chết đã đi vào cõi vĩnh hằng.