Phật Dược Sư có bổn nguyện là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vậy cách thờ Phật Phật Dược Sư tại nhà như thế nào mới chuẩn? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Ý nghĩa thờ Phật Dược Sư trong thế giới phật giáo

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, khi tu hành Bồ Tát đại phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát. Sau này, Ngài trở thành Phật, danh hiệu là

Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Phật Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian. Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Niệm danh hiệu Ngài, người niệm sẽ được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả bệnh khổ, thân tâm an lạc.

Cách thờ Phật Dược Sư CHUẨN mà các Phật Tử nên biết
Cách thờ Phật Dược Sư CHUẨN mà các Phật Tử nên biết

Phật Dược Sư có bổn nguyện cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ bệnh tật, nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Những ai có bệnh tật, phiền não, ai đang trong ranh giới sinh tử, sẽ cầu Ngài để tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Đó là lí do, nhiều người thỉnh tượng Phật Dược Sư về để thờ phụng.

Cách thờ Phật Dược Sư chuẩn

Cách thờ Phật Dược Sư tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Phật Dược Sư ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật.

Hoặc thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với bàn thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được

Cách thờ Phật Dược Sư CHUẨN mà các Phật Tử nên biết
Cách thờ Phật Dược Sư CHUẨN mà các Phật Tử nên biết

Tượng Phật Dược Sư nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.

Cách thờ Phật Dược Sư nữa là không được đặt tượng Phật Dược Sư cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Phật Dược Sư cũng là trung tâm và tuyệt đối.

Một số lưu ý khi thờ Phật Dược Sư tại gia

+ Nên đặt ban thờ để Phật Dược Sư hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.

+ Gia chủ không được thờ chung Thần thánh cùng với Tam thế Phật, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.

+ Phật Dược Sư phải thờ ở vị trí trên cao nhất, ít nhất phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.

+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.

+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật Dược Sư thấp hơn ban thờ gia tiên.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng rằng các bạn đã biết cách thờ Phật Dược Sư tại gia. Thờ Đức Phật Dược Sư phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

>>> Có thể bạn quan tâm: